Tình yêu muôn màu trong ngày lễ thánh Valentine

Ngày Valentien 14/2 hằng năm là ngày cả thế giới tôn vinh tình yêu, đây là dịp để các chàng trai, cô gái bộ lộ tình cảm của mình với người yêu và cũng là cơ hội đặc biệt để tỏ tình với người “thầm thương trộm nhớ”









Năm Mục vụ Gia đình 2017:
Chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống Hôn nhân
Giai đoạn I: CHÚNG TA YÊU NHAU
Giai đoạn II: CHÚNG MÌNH KẾT HÔN NHÉ

                        Tình yêu đôi lứa theo cái nhìn Kitô giáo tình yêu đích thực

ga15, 12-15







  1. Hiểu biết 2. Cho đến cùng 3. Hành động


  1. Hiểu biết
Tình yêu ban đầu khi mới nảy sinh, như bao điều tốt đẹp mới khởi đầu, bao giờ cũng tươi vui và hấp dẫn. Những người đang yêu luôn nhìn nhau trong lý tưởng (chuyện thầy Mạnh Tử). Chính vì thế, đôi khi chúng ta bước vào tình yêu mà lại thiếu hiểu biết:
  • Hiểu biết về bản thân:
  • Hiểu biết về người mình yêu:
  • .
Chuyện Chân giả - Chân thật
  • So, 0 phải tự nhiên Giáo hội quy định những đôi uyên ương muốn kết hôn thì cần có ít nhất 3 tháng đối với người Công giáo, 6 tháng đối với người dự tòng. Mục đích là để các bạn tìm hiểu: Tìm hiểu nhau, tìm hiểu gia đình, hoàn cảnh của nhau, tìm hiểu, học hỏi về tôn giáo, về đạo mà bạn và toàn thể gia đình bạn đang theo.


Vô tri bất mộ. 0 biết thì làm sao mà yêu mến. Học hỏi giáo lý để biết về Chúa, về Giáo hội, về đời sống đạo. Từ đó thì mới có thể “Mình với ta tuy 2 mà 1”. Bố mẹ 0 còn là bố mẹ anh, bố mẹ em mà là bố mẹ chúng ta. Thiên Chúa 0 còn là Thiên Chúa của anh hay của e nữa mà là TC của chúng ta.


1 mái nhà, 1 lý tưởng, 1 đường hướng xd gia đình. Tránh trường hợp đồng sàng dị mộng, ông nói gà bà nói vịt.
Chuyện Ăn không?
Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đoạn đi ngang qua một quán chè, bỗng nhiên chàng phanh lại cái "ké…é….ét" rồi quay ra sau hỏi:
Ăn không ???
Nàng: có !!!
Chàng: phanh mới đấy!
  • Thầy gọi ae là bạn hữu, vì tất cả những gì nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho ae biết.”




Mỗi người chúng ta cần tìm hiểu, cần biết về người yêu mình ntn thì ngược lại, chính chúng ta cũng cần cho người yêu mình biết về mình. (Hoàn cảnh éo le trong câu chuyện trên đây 0 những do chị này chưa tìm hiểu mà 1 phần còn vì cái anh chân giả này 0 tỏ ra, 0 nói cho người yêu mình biết).


  • Hiểu biết để làm gì? Để chia sẻ, để cảm thông và để yêu thương nhau.
Tìm hiểu, Biết như thế có thể coi là một hoạt động, 1 hành động hướng ngoại
  1. Yêu


  • Thế bây giờ chúng ta nói chiều kích hướng nội, nói đến chính bản thân mỗi người chúng ta. Đó là YÊU- hành động yêu.
Khi nói “chúng ta yêu nhau” là ta ý thức mình không chỉ tự yêu mình hay yêu một cái gì đó đáng yêu và làm ta thỏa lòng, nhưng là yêu một con người có thể đáp lại tình yêu của ta với một tình yêu cũng mãnh liệt như thế. Đó là một tình yêu tương hỗ, cho và nhận.
Một khi đã khát khao con người của nhau, đôi bạn dần lớn lên trong tình yêu. Người này cảm thấy một nhu cầu tự nhiên nảy sinh muốn đem lại hạnh phúc cho người kia. Thế nhưng, thói ích kỷ vẫn luôn chực rình chờ, nó thường khiến mỗi người mệt mỏi không còn cố gắng “quên mình” để yêu tha nhân kia. (Có những bạn trẻ ngày nay chủ trương: y là phải...)
Tình yêu đích thực thì khác với thứ tình yêu hời hợt hay giả hiệu ở chỗ nó có đặc tính của sự hiến trao bản thân: anh yêu em khi anh cảm thấy hạnh phúc vì làm em hạnh phúc, khi anh có thể nghĩ được là đã trao cho em đời sống của anh, hơn là nghĩ nhận lấy được gì từ cuộc sống của em.
Tình yêu là chân thực khi được hiến dâng không nhằm đến những mục đích thứ yếu. Sự vô cầu thuộc bản chất của tình yêu còn thể hiện qua chịu đựng tự nguyện những nỗi đau đớn, buồn khổ, bệnh tật, và cả trong cô đơn nữa. Ở đâu sự sống được hiến dâng không mong đền đáp, ở đó tình yêu hiển lộ tất cả sự thật và sự vĩ đại của nó. Yêu thương ai là nhắm tới hạnh phúc, những điều tốt đẹp, ích lợi của người đó! Đối nghịch với tình yêu vô cầu là thái độ ích kỷ, chỉ nhìn tha nhân như người trao hiến cho mình điều gì, hoặc tệ hơn, đối xử với tha nhân chỉ như là cơ hội đem lại cho mình cảm giác thỏa mãn.


Một tình yêu cho đến cùng
Chúa Giêsu dạy và chỉ cho thấy không ai có tình yêu lớn hơn kẻ đã hiến mạng sống mình vì bạn hữu: đây là phần khó chấp nhận nhất của tình yêu. Quả thật, ta quá gắn bó với mình, với cách nghĩ, những thói quen, cảm quan, sở thích của mình, … đến nỗi khó có thể từ bỏ mình được. Thế nhưng, hai người sẽ không trở thành một cặp đôi hoàn hảo cho tới khi nào cả hai biết chấp nhận chết đi cho cái gì đó nơi bản thân mình. Để làm được điều đó cần tạo một khoảng “chân không” nào đó trong con người của ta, bởi lẽ chừng nào “cái tôi” còn đầy ắp thì không có chỗ cho tha nhân trong ta! Hẳn là ta không bị buộc phải từ chối các giá trị hay những gì tốt đẹp giúp cho đời sống đôi lứa được thêm phong phú. Nếu người ta thấy rằng đòi hỏi ấy rốt cuộc tước đi nơi cá nhân hay đôi bạn một cái gì đó có thể giúp họ được phong phú thêm, thì khi ấy người ta phải trao đổi với nhau để cùng nhận biết cái gì là tốt hơn và cái gì là ích lợi hơn cho cả hai cùng thăng tiến. Chết đi cho chính mình và sống với và cho người khác là một chọn lựa quan trọng.
Như thế, “trao hiến” đích thực là hy sinh, là bỏ đi cái tôi ích kỷ, tham lam của mình và thay vào đó là sự cố gắng mưu cầu hạnh phúc cho người mình yêu.
Đó là điều mà Chúa Giê-su đã nói: “0 có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúng ta ít có cơ hội hy sinh tính mạng ngay lập tức vì người mình yêu. Nhưng chúng ta được mời gọi hy sinh từ bỏ cái tôi cá nhân của mình từng ngày từng giờ. Chết đi cái tôi đầy tham lam ich kỷ và sống là Cái Tôi đầy quảng đại, nhân ái và vị tha.
  1. Hành động


  • Quan tâm chăm sóc, yều thương
  • Trình diện, đính hôn, học gl, kết hôn
Một bước sau cùng nữa của tình yêu tăng trưởng, đó là tình yêu thật thì hướng tới một dự phóng chung. Mỗi người, trong suy nghĩ của mình, hết sức chăm chút, ân cần, ra sức, hoàn toàn dấn mình cho việc chọn lựa người bạn đời, trợ tá của nhau, trên hành trình thực hiện viên mãn cuộc sống của mỗi người.
Hơn nữa, tình yêu tuôn tràn trong con tim của hai người nam và nữ thì cởi mở ra với Đấng siêu việt. Cuộc sống của mỗi thụ tạo thì hướng đến Thiên Chúa và mỗi kinh nghiệm, kể cả tình yêu, cũng phải được sống như nó đến từ Thiên Chúa và phải được nghĩ như là một sự chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa. Con người vượt qua được nỗi đơn độc nhờ Thiên Chúa, vì Ngài đã thổi vào trái tim con người Thần Khí của Ngài, chính khả năng yêu thương của Ngài. Bởi thế, cả người nam lẫn người nữ đều không thể nói với người bạn đời của mình một cách tuyệt đối rằng: “em là tất cả cuộc sống của anh”, hay “anh là tất cả cuộc sống của em”, và ngược lại. Bởi lẽ họ được tạo dựng cho nhau, và đồng thời cả hai thuộc về Thiên Chúa. Thật vậy, mỗi người đều mang một khát vọng trong mình về vô biên, mà không một con người thụ tạo nào có thể làm thỏa mãn được. Kinh nghiệm hôn nhân phải dành chỗ cho Thiên Chúa Đấng Vô Biên ấy, Ngài muốn đi vào trong cuộc sống của đôi vợ chồng, để “cung cách yêu thương của Thiên Chúa trở thành thước đo của tình yêu nhân loại”[5] nơi họ, để dẫn họ đến bến bờ cuộc sống viên mãn.
Hành trình xây dựng đôi lứa
Tình yêu được sống trong một trạng thái thăng bằng nhưng thường xuyên bấp bênh, được xây đắp ngày này qua ngày khác, và cần được theo đuổi, vun trồng, bảo vệ, dự phòng. Không bao giờ được nghĩ là mình đã đạt tới đích. Tình yêu phải được học hỏi như những điều tốt đẹp trong cuộc sống khiến ta phải học: học yêu. Đức Giêsu minh họa điều này rất hay trong ví dụ hạt lúa phải chết đi nó mới làm trổ sinh nhiều bông hạt, và chính Người đã thực hiện như thế làm cho người ta thấy được trên thập giá, Người đã chọn lựa sống vì yêu, và thế nào là tình yêu đích thực. Việc khó nhất chính là cam kết dấn thân cả đời mình sống vì người khác, trong tư thế như từ bỏ chính mình, bỏ cách nghĩ của mình, bỏ những thói quen của mình, từ bỏ những sở thích, thú riêng tư…


Mở rộng
“Trong Tông huấn Amoris Laetitia: Niềm vui của tình yêu, Đức giáo hoàng Phanxicô dành phần lớn của chương bốn để suy tư về tình yêu trong hôn nhân, dựa vào Bài ca Đức Ái (1Cr 13). Theo đó, gia đình là nơi mỗi chúng ta cảm nghiệm, học tập và vun đắp tình yêu chân thật.
“Trong bài ca đức mến của Thánh Phaolô, chúng ta gặp thấy một số nét của tình yêu đích thực:
“Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,
Không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,
Không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,
Không nóng giận, không nuôi hận thù,
Không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.
Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”
(1 Cr 13,4-7)”[4].

Đó là tình yêu kiên nhẫn, biết đón nhận người khác như họ là;
tình yêu phục vụ, không chỉ bằng cảm tính hay lời nói nhưng bằng hành động cụ thể;
tình yêu không ghen tị, nhưng trân trọng thành quả của người khác;
tình yêu không khoe khoang tự phụ, không coi mình hơn người khác;
tình yêu dịu dàng, không cứng cỏi;
tình yêu quảng đại, cho đi mà không tính toán;
tình yêu tha thứ, biết tìm hiểu người khác để thông cảm và tha thứ (chuyện chân thật-chân giả);
tình yêu vui với niềm vui của người khác, chứ không vui vì sự thất bại của họ;
tình yêu dung thứ, giữ gìn miệng lưỡi, tránh xét đoán và nói xấu;
tình yêu tin tưởng tất cả nên không tìm cách thống trị nhưng tôn trọng người khác;
tình yêu hy vọng tất cả vì Thiên Chúa có thể vẽ đường thẳng bằng những nét cong;
tình yêu chịu đựng tất cả với thái độ tích cực” (HĐGMVN, Thư gửi các Gia đình Công giáo, 8).


Trợ giúp đôi bạn


Chưa sắp xếp:
Tình yêu của chúng ta là một kiểu tình bạn với ý nghĩa đặc biệt. Là một tình bạn giữa hai người “tự hiến” cho nhau, và có những đặc tính: trọn vẹn, duy nhất và độc hữu (không chấp nhận những bạn tình khác); ổn định và bền vững (một chọn lựa mãi mãi); phong nhiêu (mở ra với sự sống và gắn liền với tính dục hướng tới sinh sản không trước và không ngoài hôn nhân).


  • Tình yêu và tình dục
Một mình ta không đủ để có hạnh phúc tròn đầy, ta được dựng nên vì người khác, để hạnh ngộ, để đi vào đối thoại. Ta hiện hữu trong một thân xác, vốn là thân xác của một người nam hay một người nữ, và tính dục là phần quan trọng của cuộc hạnh ngộ này, nhưng tính dục không phải là tất cả tình yêu. Văn hóa ngày nay, ngược lại, thường có xu hướng sống hai thái cực: một đàng, đề cao tính dục vì chính tính dục và ban cho nó những “công trạng” quá mức, đàng khác lại tương đối hóa tính dục đến độ dung tục.


  • : tình yêu ấy bắt nguồn từ Tình yêu Thiên Chúa và đặt nền tảng trên tình yêu đó; trong cuộc sống hằng ngày tình yêu ấy bị đe dọa bởi những lầm lỗi và tội lỗi của con người; tình yêu ấy cần được không ngừng vun trồng và làm thăng tiến.
Một khi nhận ra và cảm nếm được ý nghĩa đích thực của tình yêu vốn tự nó hướng tới một dự phóng chung trong đời hôn nhân, đôi bạn sẽ thấp thoáng thấy được “Niềm vui của Tình yêu” (Amoris Laetitia) trong đời sống gia đình mình đang hướng tới.
Lời Chúa: trích trong sách Sáng thế


Giai đoạn II: CHÚNG MÌNH KẾT HÔN NHÉ


Lời Chúa: trích trong sách tiên tri Hôsê
Suy tư:
Một tình yêu dành cho nhau
Tình yêu phu thê và hôn nhân
Để tình yêu => hôn nhân, hai người bạn đính hôn cần phải quyết định trong sự tự do hướng tới một chọn lựa dứt khoát. Chọn lựa ấy cũng là một chọn lựa công khai bởi vì hai người là hai giới tính khác biệt và vì thế, bởi bản tính tự nhiên, hướng tới tương quan, tức bình diện xã hội. Từ đó, ta có thể và phải nói rằng đôi bạn kinh nghiệm sức mạnh kết hợp của chính tình yêu khi, với tự do, họ quyết định kết hôn với nhau trong khế ước hôn nhân: một khế ước bao hàm một sự chuẩn bị dài lâu và đặt cơ sở trên sự tự do và tôn trọng lẫn nhau.
Hôn nhân là một khế ước và là giao ước
Hôn nhân là một chọn lựa dứt khoát
Ước nguyện đẹp nhất dành cho đôi vợ chồng là được thấy mỗi ngày tình yêu của họ tăng trưởng. Nhưng nếu như tình yêu ấy không còn tăng trưởng nữa, thì hôn nhân cũng ngưng lại: “sức khỏe”, sự “thịnh vượng” của hôn nhân sụt giảm. Quả thật, sức khỏe của tình yêu phu thê trước hết không phải là tình trạng kết quả thể lý, sức hấp dẫn tình dục, hay những tình cảm chan chứa…, nhưng là một hành vi của ý chí tự do, là một hành động thiêng liêng, mà hoàn cảnh bên ngoài không thể cung ứng được.
Tình yêu và sự tha thứ